Sự phát triển của đô thị hóa đã kéo theo những công trình kiến trúc đồ sộ mọc lên ngày một nhiều hơn. Đó là những ngôi nhà phố, biệt thự phong cách tân cổ điển Châu Âu, hay những ngôi nhà hiện đại với kiểu dáng kiến trúc táo bạo mới lạ. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không kể tới phong cách kiến trúc Đông Dương – một trong những phong cách cổ điển của Pháp nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều tại các công trình Việt Nam. Vậy phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? Có đặc điểm như thế nào và tại sao vẫn được ưa chuộng trong thời hiện đại? Hãy cùng khám phá kỹ hơn trong bài viết sau.
1 – Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?
Phong cách kiến trúc Đông Dương là một loại hình kiến trúc mới do người Pháp sống ở Việt Nam sáng tác. Một phần của bản thiết kế dựa trên đặc điểm kiến trúc của Việt Nam, nhưng do sự am hiểu chưa thật sự sâu sắc lối sống của người Việt nên KTS Pháp đã khéo léo lồng ghép thêm cả những chi tiết kiến trúc Pháp vào đó.
Nhìn chung phong cách này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù còn tồn tại một vài điểm chiết trung và pha trộn nhưng vẫn tạo ra được những công trình ấn tượng, khích lệ KTS Việt Nam hay sinh viên mỹ thuật Đông Dương có thêm động lực và đam mê theo con đường nghệ thuật dân tộc.
2 – Nguồn gốc phong cách kiến trúc Đông Dương
Loại hình kiến trúc bản địa được mang từ Pháp sang sau 1 vài năm bộc lộ nhiều bất cập. Đặc biệt là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió lớn, thói quen sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan của Việt Nam. Tới năm 30 – 40 thế kỷ XX ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam đã bị giảm sút. Vì vậy, để tranh thủ được lòng dân, cũng như tạo sự thân thiện hơn với Việt Nam, 1 số giảng viên về kiến trúc kiến trúc của Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã thiết kế những công trình mang tính chất Việt để chiếm lòng tin của dân Việt.
“Ông tổ” của phong cách này có thể nhắc tới giáo sư Ernest Hébrard – viên chức cao cấp từ Pháp sang chuyên phụ trách quy hoạch kiến trúc của 3 nước Đông Dương. Với thành quả của mình phong cách kiến trúc Đông Dương” (style indochinois) của ông đã được giải thưởng Prix de Rome. Sự kết hợp hoàn hảo của 1 phong cách chiết trung Âu – Á ngoài chi tiết kiến trúc của 3 nước Đông Dương mà còn có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc để lại công trình có giá trị nghệ thuật cao. Bảo tàng Louis Finot nay là bảo tàng Lịch sử là một trong những công trình như vậy.
3 – Các đặc điểm kiến trúc đặc trưng của phong cách Đông Dương
Là một phong cách kiến trúc đặc trưng của Pháp, cũng như là kết tinh của 3 nền văn hóa khác nhau nên có những đặc điểm riêng biệt mà ít kiến trúc nào giống được. Vì vậy, ngay khi bạn thấy những đặc điểm này chắc chắn bạn sẽ biết được đây là một tác phẩm nghệ thuật của phong cách Đông Dương:
3.1. Kỹ thuật và vật liệu sử dụng xây dựng
Phong cách Đông Dương sử dụng kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới gồm có:
- Hệ khung bê tông cốt thép chịu lực
- Khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise (đá xám chẻ), gạch caro.
- Các phương tiện kỹ thuật mới khá tiên tiến được áp dụng như: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.
3.2. Giải pháp kiến trúc Đông Dương
Các kiến trúc sư người Pháp sử dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt cho phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Bằng việc bố trí các dãy hành lang, giàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình. Ngoài ra, trên phần tường sát trần thường bố trí các lam gió tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Đa số công trình sẽ được bố trí thêm sân trong, giếng trời để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên. Cùng với phương pháp chống nồm để giảm thiểu ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm gió mùa của Việt Nam. Nhìn chung người Pháp đã áp dụng tốt vật lý kiến trúc vào các công trình của mình để ứng phó lại khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam
3.3. Sử dụng hệ mái khác biệt
Phong cách kiến trúc Đông Dương sử dụng mái bằng với công trình lớn. Hoặc mái lợp ngói với công trình nhỏ hơn, mái ngói nhô ra xa để che nắng mưa, có bố trí các “khu đĩ” tạo sự thông thoáng cho phấn bên trong. Ngoài ra, còn xuất hiện các sê nô thu nước mưa chạy dọc theo mái, một số công trình còn sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái. Mái ngói với đất sét nung, với các vỉ kèo bằng gỗ như một hệ thống chống nóng cho toàn bộ không gian bên dưới. Đồng thời hơi nóng được thoát tự nhiên qua khe của viên ngói. Đây là phương pháp thông gió tự nhiên rất hiệu quả mà các biệt thự của Pháp tại Hà Nội vẫn còn lưu giữ tới bây giờ sau hàng trăm năm nắng mưa.
3.4. Đặc điểm sử dụng hệ cửa
Hệ cửa trong phong cách Đông Dương bố trí khá nhiều cửa trên tường công trình. Cửa sổ cao, mở rộng tăng sự thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách ( cửa chớp), giúp thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả khi đóng cửa. Đồng thời có 1 lớp cửa kính ở phía trong để tránh côn trùng và đóng kín vào giữ ấm vào mùa đông. Tạo ra 1 lớp không khí trung hòa giữa 2 lớp cửa kính và cửa chớp nhằm cách nhiệt với môi trường bên ngoài, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.
3.5. Đặc điểm trong cách trang trí
Phong cách Đông Dương sử dụng rộng rãi các mô típ trang trí với màu sắc, kiểu dáng đa dạng.
- Các mô típ trang trí Việt – Hoa như: “lưỡng long chầu nguyệt”, pháp vân, lân sư, rồng phụng, cỏ cây hoa lá…
- Kiểu Khmer – Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết…
- Kiểu Phục hưng, cổ điển Pháp như: lan can con triện, gờ chỉ, tranh tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột…
- Có lúc còn pha trộn cả những phong cách thời thượng của thế giới lúc bấy giờ như Art Nouveau, Art Deco.
4 – Ứng dụng phong cách kiến trúc Đông Dương thời hiện đại
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt thừa kế chia làm 2 hướng rõ rệt. Một hướng đi vào chủ nghĩa hình thức, nhân danh truyền thống để có những công trình kiểu hoài cổ phục cổ. Hướng còn lại tích cực và sáng tạo hơn bằng việc mang hơi thở hiện đại Việt Nam vào các công trình.
Xét theo chiều hướng thứ 2 thì phù hợp với xu hướng hiện đại hóa tại Việt Nam hơn cả. Không chỉ giữ lại đúng tinh thần của phong cách kiến trúc Đông Dương trong giai đoạn kiến trúc Việt Nam đã chuyển sang phong cách kiến trúc mới, được các nhà nghiên cứu quốc tế gọi chung là “Phong cách hiện đại nhiệt đới Đông Nam Á” những năm 1960-1970.
Kiến Trúc Homey – “Người thừa kế” những công trình đậm chất kiến trúc Đông Dương
Những công trình kiến trúc Đông Dương theo đúng quy chuẩn cũng như hình thức tại Việt Nam tuy không nhiều, nhưng mỗi công trình để lại đều mang giá trị nhất định khiến người xem phải trầm trồ về khối kiến trúc đặc biệt từ người Pháp cũng như khả năng chuyên môn từ những người vẽ nên công trình ấy.
Với những điểm đặc trưng về kiến trúc Đông Dương như ở trên, chúng tôi tin rằng những chủ đầu tư yêu thích phong cách này đã hiểu được độ khó như thế nào. Bởi vậy, tìm một công ty chuyên thiết kế phong cách kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung không hề đơn giản.
Xuất phát từ niềm đam mê với nghề, tình yêu bất diệt với phong cách Đông Dương mang đậm giá trị lịch sử, đội ngũ Kiến trúc sư rất tự hào vì là người “truyền lửa” và tiếp tục tạo ra những công trình kiến trúc Đông Dương giá trị như vậy. Với kỹ năng chuyên môn được đào tạo bài bản từ các trường kiến trúc danh tiếng, nghiên cứu từ các tài liệu của các kiến trúc sư đi trước để lại, thừa hưởng các cuốn sách tâm huyết từ trường Đại học kiến trúc Hà Nội, trường Mỹ thuật Việt Nam với tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương. Sự học hỏi không ngừng mỗi ngày giúp chúng tôi có những sản phẩm được ghi nhận từ chủ đầu tư đẳng cấp.
Dưới đây là dự án thiết kế phong cách kiến trúc Đông Dương được đội ngũ Homey thực hiện, mời quý vị cùng theo dõi! Đừng quên liên hệ với Kiến Trúc Homey để chúng ta hiểu hơn về phong cách Đông Dương và cùng nhau vẽ nên những công trình mang tinh thần lịch sử dân tộc!